Members

Blog Posts

Top Quality Sheet Manufacturer in India - United Stainless LLP

Posted by shrikant steel on May 10, 2024 at 6:15am 0 Comments





United Stainless LLP is a leading Sheet Manufacturer in India. We supply a complete range of Sheets in various sizes and materials, including SS Sheets, Inconel Sheets, Hastelloy Sheets, Monel K400 Sheets, Duplex Steel and…

Continue

Exploring Paraguay's Shisha Tobacco Market: Trends and Opportunities

Posted by Aarti Ghodke on May 10, 2024 at 6:13am 0 Comments

Paraguay Shisha Tobacco Market Report Overview



Paraguay Shisha Tobacco Market (also known as waterpipe tobacco, hookah tobacco, narghile tobacco, or argileh tobacco) is a combustible tobacco that is smoked through a hookah (waterpipe).



Stellar Market Research published reports that help clients to understand the landscape of the Paraguay Shisha Tobacco# market that the client is competing in. The report gives insights about the market to help clients understand the demand… Continue

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các ghi chú và dạng đồ họa của các loại đất đai. Phản ánh những thông tin về trạng thái pháp lý, ý nghĩa, vị trí của các thửa đất và các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia. Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

I. Bản đồ địa chính có ý nghĩa như thế nào?

1. Khái niệm bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các ghi chú và dạng đồ họa của các loại đất đai. Phản ánh những thông tin về trạng thái pháp lý, ý nghĩa, vị trí của các thửa đất và các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia.

2. Công dụng của bản đồ địa chính 

Bản đồ địa chính được hình thành với 04 mục đích chính như sau:

+ Kiểm kê, thống kê diện tích đất đai từng khu vực và trên cả nước.

+ Xác lập quyền sở hữu, sử dụng trên từng lô đất cụ thể của nhà nước và mọi công dân.

+ Là công cụ giúp Nhà nước thực thi các công việc, nhiệm vụ có liên quan đến đất đai như: Giải quyết tranh chấp, thu thuế, quy hoạch, đền bù,…

+ Cung cấp cơ sở pháp lý, thông tin về đất đai cho các hoạt động dân sự như: Chuyển nhượng, thừa kế, cho, tặng, thế chấp, kinh doanh bất động sản,…

 Bản đồ địa chính bao gồm phần phác họa loại đất và ghi chú kèm theo https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/24120431/ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ban-do-dia-chinh-1-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2412... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Bản đồ địa chính bao gồm phần phác họa loại đất và ghi chú kèm theo

II. Tổng hợp các loại đất tại Việt Nam

1. Ý nghĩa của việc phân loại đất đai

Hiện nay, việc phân loại đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể sở hữu, sử dụng đất đó. Bao gồm:

– Phân loại đất để căn cứ thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

– Phân loại đất để xử lý tranh chấp theo quy định của luật pháp.

– Phân loại đất để xác định điều kiện thu hồi hay cấp Giấy chứng nhận.

– Phân loại đất để xác định chi phí bồi thường khi Nhà nước có quyết định thu hồi

– Phân loại đất để xác định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

– Phân loại đất để xác định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Do vậy, phân loại đất đai giúp các quy định của luật pháp được áp dụng phù hợp, hiệu quả. Đảm bảo tốt các quyền lợi của người sử dụng, sở hữu và sử dụng đất.

2. Các loại đất đai theo quy định hiện hành

Việc phân loại đất theo mục đích sử dụng được quy định trong Điều 10 Luật Đất đai 2013 như sau:

2.1. Nhóm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp hay còn được gọi là đất canh tác, thường được sử dụng cho các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt.

Theo Luật Đất đai 2013 thì không quy định rõ khái niệm của đất nông nghiệp. Nhưng phân loại theo mục đích sử dụng thì đất nông nghiệp là những loại đất sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu, thí nghiệm về các lĩnh vực nông – lâm – thủy hải sản và làm muối.

Theo đó, đất nông nghiệp được xác định gồm có 06 nhóm cơ bản sau:

+ Nhóm 1: Đất trồng cây hàng năm gồm đất đồng cỏ dùng cho mục đích chăn nuôi gia súc, gia cầm, đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

+ Nhóm 2: Đất rừng, gồm đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ.

+ Nhóm 3: Đất sử dụng để trồng cây lâu năm.

+ Nhóm 4: Đất được sử dụng để làm muối.

+ Nhóm 5: Đất sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nhóm 6: Đất nông nghiệp khác theo quy định của Nhà nước. Thường là đất sử dụng cho việc thí nghiệm, nghiên cứu khoa học với mục đích phát triển nông nghiệp.

Ngoài ra, đất 03 cũng là khái niệm được rất nhiều người sử dụng. Thực chất, đây là loại đất nông nghiệp có thời hạn bàn giao sử dụng là 20 năm (tính từ năm 1993).

Đất 03 thuộc những khu vực đất chiêm trũng, ít có khả năng sinh lời từ việc trồng lúa. Vậy nên, loại đất này được phép xin chuyển đổi sang mục đích khác như sản xuất nông nghiệp theo mô hình VAC.

Loại đất này không được phép xây dựng nhà ở, mà chỉ được làm chuồng trại, lán để phục vụ việc chăm sóc, trông coi nông nghiệp.

 Đất nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất nông nghiệp https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/24120509/ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ban-do-dia-chinh-2-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2412... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Đất nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất nông nghiệp

2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp

Hiện nay, vẫn khá nhiều người cho rằng đất phi nông nghiệp và đất thổ cư là cùng một loại. Tuy nhiên, đất thổ cư được hiểu là dùng để chỉ các loại đất cho phép xây dựng nhà cửa để ở, các công trình phục vụ cho sinh hoạt.

Tuy nhiên, căn cứ dựa trên luật pháp thì không có nêu rõ về khái niệm đất thổ cư. Chỉ có quy định về đất phi nông nghiệp theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013. 

Trong đó, đất phi nông nghiệp được xác định chi tiết thành 10 loại như sau:

+ Nhóm 1: Đất ở tại nông thôn và đô thị.

+ Nhóm 2: Đất sử dụng vào mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh – quốc phòng.

+ Nhóm 3:  Đất xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan.

+ Nhóm 4: Đất sử dụng để xây dựng công trình công cộng theo quy định. 

+ Nhóm 5: Đất kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp. 

+ Nhóm 6:  Đất xây dựng công trình đền, đình, am, miếu, nhà thờ họ, từ đường.

+ Nhóm 7:  Đất được các cơ sở tôn giáo sử dụng.

+ Nhóm 8:  Đất mặt nước chuyên dùng và sông, suối, kênh, ngòi, rạch.

+ Nhóm 9:  Đất làm nhà hỏa táng, nghĩa trang, nghĩa địa.

+ Nhóm 10: Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Nhà nước.

 Đất phi nông nghiệp thường bị hiểu nhầm với đất thổ cư https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/24120547/ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ban-do-dia-chinh-3-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2412... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Đất phi nông nghiệp thường bị hiểu nhầm với đất thổ cư

2.3. Nhóm đất chưa sử dụng 

Những loại đất không nằm trong đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp nêu trên sẽ thuộc về loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

3. Cơ sở để xác định loại đất theo quy định 

Do mỗi nhóm đất sẽ có những quy định riêng về việc xác định mục đích sử dụng và hạn mức giao đất. Việc xác định loại đất theo quy định là cơ sở pháp lý để áp dụng các quy chế theo từng chủ thể sử dụng một cách hợp lý.

Đây cũng là cơ sở để người sở hữu đất xác định phương thức sử dụng phù hợp với quy định. Đảm bảo đất giao được sử dụng hiệu quả, được hưởng quyền lợi chính đáng và chịu trách nhiệm nghiêm minh.

Trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định loại đất được quy định như sau:

+ UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp huyện). Có quyền xác định loại đất đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.

+ UBND cấp tỉnh xác định loại đất đối với cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có nhiệm vụ ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3.1. Xác định loại đất có giấy tờ

Theo Điều 11 Luật Đất đai 2013, thứ tự ưu tiên xem xét, phân loại đất dựa trên các loại giấy tờ là:

– Thứ nhất: Ưu tiên xem xét đầu tiên với đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

– Thứ hai: Trường hợp không có Giấy chứng nhận thì xác định dựa trên các giấy tờ theo quy định của khoản 1, 2, 3 Điều 100 Luật Đất đai.

– Thứ ba: Trường hợp không có các giấy tờ trên thì dựa vào quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng, giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Xác định loại đất đối với thửa đất không có giấy tờ

Trường hợp đất không có giấy tờ theo theo quy định, việc xác định loại đất sẽ dựa theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

– Xác định theo hiện trạng sử dụng 

Nếu đất đang sử dụng không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, đất lấn, chiếm, sẽ được công nhận mục đích sử dụng.

– Xác định căn cứ vào nguồn gốc đất

+ Nếu đất đang sử dụng thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, đất lấn, chiếm, sẽ không được công nhận và bị xử phạt hành chính.

+ Xác định loại đất đối với thửa đất đang sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (trừ là đất ở có ao, vườn trong cùng thửa đất):

  • Nếu thửa đất rộng và sử dụng nhiều mục đích khác nhau, sẽ được xác định theo hiện trạng sử dụng khác nhau. Đồng thời dựa theo ranh giới, diện tích đất theo mục đích sử dụng và tách thửa khác nhau.
  • Khi không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì xác định loại đất theo mức giá cao nhất của thửa đất. 

 Xác định dựa trên vào quy hoạch

Nếu đất có khu hỗn hợp, nhà chung cư được hình thành trước ngày 1/7/2014. Phần diện tích đất xây dựng chính của nhà chung cư, khu hỗn hợp được xác định là đất ở.

 Căn cứ phân loại đất dựa theo quy hoạch, hiện trạng sử dụng và nguồn gốc đất https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/24120621/ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ban-do-dia-chinh-4-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2412... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Căn cứ phân loại đất dựa theo quy hoạch, hiện trạng sử dụng và nguồn gốc đất

III. Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính 

Mã ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính dựa trên quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT. Bao gồm:


STT Loại đất Ký hiệu
I KÝ HIỆU NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP  
1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC
2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK
3 Đất lúa nương LUN
4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK
5 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK
6 Đất trồng cây lâu năm CLN
7 Đất rừng sản xuất RSX
8 Đất rừng phòng hộ RPH
9 Đất rừng đặc dụng RDD
10 Đất nuôi trồng thủy sản NTS
11 Đất làm muối LMU
12 Đất nông nghiệp khác NKH
II KÝ HIỆU ĐẤT THỔ CƯ – ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP  
1 Đất ở tại nông thôn ONT
2 Đất ở tại đô thị ODT
3 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC
4 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS
5 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH
6 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT
7 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD
8 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT
9 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH
10 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH
11 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG
12 Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác DSK
13 Đất quốc phòng CQP
14 Đất an ninh CAN
15 Đất khu công nghiệp SKK
16 Đất khu chế xuất SKT
17 Đất cụm công nghiệp SKN
18 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC
19 Đất thương mại, dịch vụ TMD
20 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS
21 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX
22 Đất giao thông DGT
23 Đất thủy lợi DTL
24 Đất công trình năng lượng DNL
25 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV
26 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH
27 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV
28 Đất chợ DCH
29 Đất có di tích lịch sử – văn hóa DDT
30 Đất danh lam thắng cảnh DDL
31 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA
32 Đất công trình công cộng khác DCK
33 Đất cơ sở tôn giáo TON
34 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN
35 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD
36 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON
37 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC
38 Đất phi nông nghiệp khác PNK
III KÝ HiỆU NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG  
1 Đất bằng chưa sử dụng BCS
2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS
3 Núi đá không có rừng cây NCS

Trước đây trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn có một số ký hiệu khác như ký hiệu T. Loại ký hiệu này theo người làm địa chính thì T nghĩa là Thổ và được ghi trước năm 1994.

Tuy nhiên, để xác định đúng mục đích sử dụng còn phải dựa trên là “thổ cư” (đất ở) hay “thổ canh” (đất nông nghiệp). Đến nay, ký hiệu đất T không còn tồn tại và sử dụng, mà được xác định theo bảng ký hiệu các loại đất ở trên.

Trên đây là tổng hợp của Nhà Đất Mới về ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ và các loại đất tại Việt Nam, cách phân loại đất cũng như nắm được các ký hiệu trên bản đồ.

Nếu bạn thấy đây là những kiến thức hữu ích, hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà Đất Mới để có thêm nhiều tư vấn bất động sản hữu ích.
Xem thêm: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/tong-hop-ky-hieu-cac-loai-dat-tren-ba...

Views: 13

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service