Đặt cọc bao nhiêu khi mua nhà?

Bộ luật Dân sự không quy định về mức tiền đặt cọc, do đó, các bên được phép  đàm phán mức đặt cọc hợp lý. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, mức đặt cọc được khuyên là không nên vượt quá 30% giá trị của hợp đồng giao dịch. Đặt cọc bao nhiêu khi mua nhà?

I. Đặt cọc bao nhiêu khi mua nhà cho hợp lý?

 Mua nhà thường đặt cọc tối đa 30% giá trị hợp đồng https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/27091558/dat-coc-bao-nhieu-khi-mua-nha-1-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2709... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Mua nhà thường đặt cọc tối đa 30% giá trị hợp đồng

Tùy theo từng trường hợp, nếu bên đặt cọc vi phạm hợp đồng thì bên nhận đặt cọc sẽ thu tài sản cọc. Còn nếu bên nhận đặt cọc vi phạm hợp đồng thì bên đặt cọc có quyền đòi bồi thường.

Ví dụ: Ông A đặt cọc cho ông B là 30% giá trị hợp đồng giao dịch nhà đất với số tiền là 300 triệu đồng. Sau khi đặt cọc xong ông phát hiện nhà không hợp phong thủy và yêu cầu ông B trả lại tiền đặt cọc. Nếu hợp đồng đặt cọc không có thỏa thuận liên quan đến vấn đề trên và ông B không đồng ý trả, thì 300 triệu sẽ thuộc về ông B.

II. Những kiến thức cần phải biết khi đặt cọc

1. Công chứng hợp đồng đặt cọc

Tuy quy định của pháp luật không yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị pháp lý cùng quyền và lợi ích của 02 bên, tốt nhất vẫn nên chứng thực hợp đồng.

2. Nắm rõ trách nhiệm của các bên khi đặt cọc

 Người mua và người bán cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi đặt cọc https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/27093314/dat-coc-bao-nhieu-khi-mua-nha-2-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2709... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Người mua và người bán cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi đặt cọc

* Trường hợp 1: Hợp đồng mua bán được ký kết đúng như thỏa thuận

Khi hợp đồng được ký kết, tài sản đặt cọc sẽ được trừ thẳng vào tiền mua nhà (thường được áp dụng) hoặc trả lại cho bên đặt cọc.

* Trường hợp 2: Hợp đồng mua bán không được ký kết như thỏa thuận

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc ký kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

– Nếu bên nhận đặt cọc không thực kiện ký kết hợp đồng thì phải trả lại cho bên đặt cọc tài sản cọc. Cùng một số tiền ngang bằng với giá trị tài sản đã đặt cọc (gọi là phạt cọc).

Trong trường hợp này, nếu các bên có thỏa thuận khác không trái với đạo đức và quy định của pháp luật thì được phép thực hiện theo thỏa thuận đó.

3. Phương thức đặt cọc

Việc đặt cọc sẽ được diễn ra khi cả hai bên mua và bán đều đồng nhất với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng. 

Thông thường, hợp đồng đặt cọc được các bên tự thực hiện với nhau bằng hình thức giấy tay. Nhưng để an toàn và hạn chế rủi ro thì nên có sự chứng kiến của bên thứ 03 (người làm chứng).

Để công minh, phải chọn người làm chứng không nên có quan hệ họ hàng với cả hai bên mua và bán. Các hình thức đặt cọc được áp dụng phổ biến hiện nay là chuyển khoản hoặc trao tiền mặt.

Xem thêm: Hướng dẫn cách xem ngày tốt đặt cọc mua nhà năm 2020

4. Nội dung hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc cần rõ ràng, chi tiết các điều khoảnhttps://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/27093333/dat-coc-bao-nhieu-khi-mua-nha-3-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2709... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Hợp đồng đặt cọc cần rõ ràng, chi tiết các điều khoản

Không chỉ riêng nhà đất mà bất kì giao dịch mua bán một tài sản, nội dung hợp đồng đặt cọc cũng không được trái đạo đức và quy định của pháp luật. Thường thì những điều khoản sẽ do 02 bên tự thỏa thuận và cơ bản sẽ có đủ những nội dung sau:

  • Thông tin bên bán và bên mua.
  • Quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ 02 bên.
  • Tài sản đặt cọc (tên tài sản, giá trị tài sản,…).
  • Thời hạn đặt cọc (ngắn hạn hay dài hạn).
  • Nghĩa vụ tài chính mà cả hai bên phải chịu.
  • Các điều khoản ràng buộc liên quan đến việc đặt cọc (nếu có).

5. Có thể ghi “trả trước” thay vì “đặt cọc”

Theo quy định tại Luật Dân sự năm 2015, khi một trong các bên từ chối ký kết hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, khi vi phạm, nếu hợp đồng được ghi là trả trước thì trách nhiệm của các bên sẽ không giống với đặt cọc. Trả trước chỉ là một phần chi phí người mua phải nộp, thuộc nghĩa vụ thanh toán tiền mua nhà.

Trường hợp các bên không ký kết hợp đồng thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:

– Nếu bên mua từ chối ký kết hợp đồng, thì khoản tiền trả trước sẽ được trả lại và không phải chịu phạt (trừ khi các bên có thỏa thuận khác).

– Nếu bên bán từ chối ký kết hợp đồng, thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc (trừ khi các bên có thỏa thuận khác).

 Có thể ghi hợp đồng trả trước thay vì đặt cọc https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/27100607/dat-coc-bao-nhieu-khi-mua-nha-4-300x200.jpg 300w, https://image.nhadatmoi.net/tin-tuc/wp-content/uploads/2020/04/2710... 768w" data-sizes="(max-width: 800px) 100vw, 800px" data-was-processed="true"> Có thể ghi hợp đồng trả trước thay vì đặt cọc

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Nhà Đất Mới về kinh nghiệm đặt cọc an toàn, hiệu quả. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức để trả lời cho câu hỏi: “Đặt cọc bao nhiêu khi mua nhà là hợp lý?”.

Nếu bạn đang quan tâm đến những nội dung tương tự, hãy đón chờ các bài viết tiếp theo để có nhiều tư vấn pháp lý hữu ích, hiệu quả.

Xem thêm: https://nhadatmoi.net/tin-tuc/dat-coc-bao-nhieu-khi-mua-nha-la-hop-...

Views: 8

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service