Phác đồ điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả

Phác đồ điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả là các phương pháp điều trị của bác sĩ nhằm giúp bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh viêm ống tai ngoài có thể nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bệnh.


Viêm ống tai ngoài là gì?


Ống tai ngoài là phần nằm ở phía ngoài của tai, giữa vành tai và màng nhĩ. Viêm ống tai ngoài (hay còn gọi viêm tai ngoài) là tình trạng viêm, phản ứng kích thích, nhiễm trùng ở ống tai ngoài. Viêm tai ngoài gây triệu chứng ngứa, đau tai.


Bệnh thường xảy ra ở những người hay đi bơi hoặc thường xuyên bị nước ứ đọng trong tai (tắm gội bị nước vào lỗ tai).Nếu không chữa kịp thời rất thì bệnh sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trẻ đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.


Nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài


Có nhiều nguyên nhân khiến ống tai ngoài bị viêm nhiễm, chủ yếu là do vị trí của ống tai dễ tiếp xúc với bên ngoài nên dễ dàng bị vi khuẩn tấn công. Những nguyên nhân tác động có thể kể đến như:


– Bơi lội, tắm rửa tại những khu vực có nguồn nước không đảm bảo an toàn, sạch sẽ, tích tụ nhiều vi khuẩn có thể tấn công đến ống tai, đặc biệt là khi bên trong ống tai bị xước, gây viêm nhiễm.


– Do bề mặt tiếp xúc với bên ngoài, ống tai cũng có thể bị dính các loại hóa chất có trong keo xịt tóc khi làm tóc, hóa chất bắn vào tai, kết hợp những chất lỏng có trong tai khác gây nên nguyên nhân gây bệnh.


– Sử dụng tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ, đồng nghĩa với việc đưa vi khuẩn vào thẳng chính tai của mình.


– Vệ sinh tai, ống tai bên trong không đúng cách khiến tai bị nhiễm khuẩn.


– Đưa các vật thể lạ vào bên trong tai như: tăm bông, dụng cụ lấy ráy tai làm trầy xước và vi khuẩn từ ráy tai theo đó xâm nhập vào gây ra bệnh viêm ống tai ngoài.


Nguy cơ mắc phải


Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm tai ngoài?


  • Bệnh viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và những người thường xuyên bơi lội.
  • Người mắc các bệnh da mạn tính như chàm, vảy nến, viêm da dị ứng…
  • Người mắc các bệnh làm hệ miễn dịch bị suy yếu như HIV, tiểu đường,…

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm tai ngoài


Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này, chẳng hạn như:


  • Đi bơi thường xuyên.
  • Bơi trong vùng nước kém vệ sinh, có lượng vi khuẩn cao.
  • Ống tai hẹp như ở trẻ em sẽ dễ dàng giữ nước lại trong tai làm nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.
  • Làm sạch quá mức ống tai với tăm bông hoặc các vật dụng khác.
  • Sử dụng nhiều các thiết bị như tai nghe hoặc máy trợ thính.
  • Dị ứng hoặc kích thích da do trang sức, keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị


Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tai ngoài


Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm tai ngoài bằng cách kiểm tra tai của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, trong trường hợp nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng tái phát, bác sĩ có thể lấy mẫu thử của mủ trong tai và gửi đến phòng xét nghiệm để tìm loại vi khuẩn hoặc nấm đã gây ra nhiễm trùng.


Phương pháp điều trị viêm tai ngoài hiệu quả


Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa kháng sinh trong 10 - 14 ngày.


Phương pháp điều trị khác có thể là:


  • Uống thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng lan ra ngoài tai.
  • Dùng corticosteroid để giảm ngứa và viêm.
  • Dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen.
  • Chườm nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau nhẹ.
  • Không được để ướt khoang tai trong vòng 7 - 10 ngày sau khi tất cả triệu chứng đã mất.

Những người bị viêm khoang tai ngoài mãn tính có thể cần điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để tránh các biến chứng.


Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.


Phương pháp phòng ngừa viêm tai ngoài hiệu quả


Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:


  • Giữ vệ sinh ống tai, dùng tăm bông sạch lau khô sau khi tắm hoặc bơi.
  • Không sử dụng những vật sắc, nhọn ngoáy tai khi ngứa.
  • Khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai phải đến cơ sở y tế để lấy và vệ sinh.
  • Không tự động xử trí những vết trầy xước xảy ra trên bề mặt da vành tai.

Phác đồ điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả đã được giới thiệu trong bài viết dưới đây, Vì vậy bệnh nhân nên có các biện pháp thăm khám kịp thời để dứt khỏi tình trạng trên. Bên cạnh đó, nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về bệnh viêm ống tai vui lòng gọi tới Hotline hoặc nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới để được các chuyên khoa tư vấn miễn phí.


TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE


(Được sở y tế cấp phép hoạt động)


Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515


Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ 


 

Views: 1

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service