ĐAU HỌNG KÉO DÀI KHÔNG HO LÀ BỊ GÌ ? CÁCH CHỮA TRỊ

Đau họng kéo dài là gì?


Đau họng đề cập đến tình trạng trầy xước và dễ bị kích ứng ở cổ họng. Khi bạn nuốt thức ăn hoặc nước, cảm giác đau họng sẽ càng trở nên tệ hơn. Nguyên nhân gây nên tình huống này thường thấy nhất là nhiễm trùng, cụ thể hơn là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. 


Thông thường, cơn đau họng sẽ tự biến mất trong vòng một tuần. Tuy nhiên, đôi khi, tình trạng này sẽ kéo dài bất thường, gọi là đau họng mãn tính hoặc đau họng kéo dài, dù là đã uống thuốc đau họng từ trước.


Nguyên nhân gây đau họng kéo dài


Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị đau họng chủ yếu là do virus, nấm tấn công, thông thường tình trạng này sẽ tự khỏi hoặc chỉ cần dùng thuốc 2 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu đau họng kéo dài tầm 3 tháng không khỏi hoặc tái phát nhiều lần sẽ do những nguyên nhân sau:


  • Người bệnh đau họng chủ quan với các biểu hiện ho, đau họng, sưng họng khi ở mức độ nhẹ, khởi phát cộng với thể trạng cơ thể vốn đã yếu ớt, dễ bị tác động bởi thời tiết, đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp… sẽ khiến bệnh trở nặng thành đau họng kéo dài
  • Viêm họng trào ngược dạ dày cũng là yếu tố khiến tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Lúc này giải pháp hiệu quả nhất là uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày song song với thuốc chữa viêm họng
  • Do bệnh viêm xoang: Những người mắc bệnh viêm xoang cũng có khả năng bị đau họng kéo dài
  • Do thói quen ho, khạc cổ làm cho các mao mạch trong họng của người bệnh bị căng lên, rách vỡ và dẫn đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm lấn và bệnh đau họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần
  • Do sức đề kháng yếu: Những người thường xuyên bị đau họng kéo dài có thể do hệ thống miễn dịch kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, trong trường hợp này nên tích cực tăng cường sức đề kháng để hạn chế các tác nhân gây bệnh.

·         Viêm amidan


Viêm amidan là một dạng nhiễm trùng cổ họng gây viêm. Cả virus và vi khuẩn đều có thể đứng đằng sau vấn đề sức khỏe này.


Mặc dù viêm amidan có thể phát sinh ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng trẻ nhỏ vẫn là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Liệu trình điều trị của mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn. 


Một số triệu chứng khác của viêm amidan bao gồm:


- Amidan đỏ hoặc sưng


- Sốt


- Ớn lạnh


- Khó nuốt


- Khàn giọng


- Đau họng kéo dài và nghiêm trọng


- Sự hiện diện của các đốm vàng hoặc trắng trên amidan


- Miệng có mùi hôi



·         Trào ngược axit


Khi cơ ở đỉnh dạ dày suy yếu, nó có thể để axit trong bao tử rò rỉ vào thực quản, bộ phận nối giữa miệng và dạ dày. Tình huống này sẽ gây cảm giác đau rát và khiến bạn ợ nóng. 


Một trong những triệu chứng trào ngược axit dạ dày kinh điển là đau họng, vì lớp niêm mạc ở cổ họng lúc này đã chịu tổn thương do tiếp xúc với axit. Nếu bạn nghi ngờ bản thân rơi vào trường hợp trên, hãy mau chóng đến bệnh viện để tiếp nhận điều trị. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ phá hỏng thực quản và kéo theo một loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn phát sinh. 


·         Hệ miễn dịch yếu


Một người có hệ miễn dịch kém sẽ gặp nhiều khả năng bị đau họng kéo dài. Điều này có thể giải thích bởi trong trường hợp này, tỷ lệ cơ thể bạn thành công trong việc chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật là rất thấp.


·         Ung thư vòm họng


Theo các chuyên gia, đau họng kéo dài là một trong những triệu chứng ung thư vòm họng điển hình nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện khác như:


  • Khàn giọng hoặc thanh âm thay đổi khác biệt
  • Thường xuyên ho
  • Gặp khó khăn hoặc đau buốt khi nuốt
  • Khó thở
  • Sụt cân
  • Khối u xuất hiện ở cổ


Thực tế, khàn giọng hay thanh âm thay đổi còn có thể đại diện cho vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu hiện tượng trên kéo dài hơn 2 tuần. 


Cách điều trị và phòng tránh đau họng kéo dài


Để điều trị bệnh đau họng kéo dài không ho một cách hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh còn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau.


- Hạn chế tiếp xúc với những thứ có thể khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương như khói bụi, nước đá, rượu bia..


- Nếu nằm điều hòa thì không nên để nhiệt độ quá thấp, phải giữ ấm cơ thể trong mùa đông;


-  Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhiều dinh dưỡng, mềm;


- Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm miệng... để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống khiến cho người bệnh bị đau họng kéo dài;


-  Phải vệ sinh miệng, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày.


- Khi phát bệnh cần điều trị kịp thời, tuy nhiên không được lạm dụng kháng sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.


Đau họng kéo dài có nên đi khám bác sĩ?


Trường hợp người bị đau họng kéo dài kèm theo những triệu chứng sau hãy đến ngay bệnh viện để được tiến hành các xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được chỉ định phương án điều trị kịp thời:


  • Các cơn đau dữ dội xuất hiện làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện hoặc ngủ nghỉ
  • Người bệnh sốt cao trên 38 ̊C
  • Đau dữ dội ở một bên cổ họng, cùng với các tuyến bị sưng


Thông qua bài viết Đau họng kéo dài không ho là bị gì? Cách chữa trị, chúng tôi mong rằng đã giúp Quý độc giả giải tỏa được phần nào thắc mắc của mình. Để được tư vấn thêm, hãy gọi vào HOTLINE hoặc nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới, các chuyên gia sức khỏe của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tốt nhất. 


Chúc bạn sức khỏe!


TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE


(Được sở y tế cấp phép hoạt động)


Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515


Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ 


 

Views: 4

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service