Members

Tại sao phải lên phương án về PCCC cho công trình xây dựng?

Tại sao phải lên phương án về PCCC cho công trình xây dựng

Nói đến Phòng cháy chữa cháy (PCCC) chúng ta có thể hiểu là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Phòng cháy chữa cháy tiếng anh được dịch tạm là Fire Fighting and Prevention. Phòng cháy chữa cháy (PCCC) được hiểu một cách tổng quan là toàn bộ những thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Những hoạt động chữa cháy, và những hoạt động đảm bảo, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ xảy ra. Đó là trách nhiệm của toàn bộ mọi người, của mọi công dân. Bất kể ai không đảm bảo được an toàn cháy nổ tại nơi mình đang làm việc, sinh sống đều phải chịu tránh nhiệm. Điều này đã được quy định rất rõ tại Luật Phòng cháy chữa cháy do quốc hội ban hành.
Phương án về PCCC cho công trình xây dựng nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho mình và cho mọi người xung quanh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản xuống mức thấp nhất.
Căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành, để xây dựng lên một công trình đảm bảo đầy đủ các thủ tục PCCC chủ đầu tư cần tiến hành công tác sau:
Thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước khi xây dựng công trình. chủ đầu tư/người đứng đầu/chủ sở hữu hợp pháp của công trình cần nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm duyệt về PCCC. Danh mục hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC cần đầy đủ theo điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy”. (Danh mục này chúng tôi sẽ đề cập ở bài viết riêng).

Sau khi công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC sẽ đến giai đoạn thi công xây dựng. Trong quá trình thi công xây dựng, đơn vị thi công cần phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản trong quá trình thi công như sau:
1.Ban hành các quy định về an toàn PCCC trong quá trình thi công. Đơn vị trực tiếp đảm nhận thi công phải có trách nhiệm thông báo, phổ biến đến các cán bộ, công nhân trên công trường, các công nhân phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động và PCCC trong quá trình thi công. Thành lập đội PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cơ bản cho các đội viên để có thể biết cách PCCC và xử lí tình huống kịp thời.
2.Phải đảm bảo quy trình và các điều kiện an toàn khi sử dụng điện, các thiết bị điện trong quá trình thi công.
3.Đặc biệt là các hoạt động như hàn, cắt kim loại phải có thiết bị che, chắn để vẩy hàn nóng đỏ không rơi, bán vào các vật dễ bén lửa gây cháy. Trong thời gian gần đây đã xảy ra những vụ cháy lớn, gây thiệt hại về con người cũng như tài sản mà nguyên nhân là do hàn kim loại. Nên việc đặc biệt cẩn thận trong các hoạt động hàn, cắt kim loại là rất cần thiết.
4.Phải có các thiết bị chữa cháy ban đầu để dập tắt đám lửa ngay khi vừa phát sinh (các bình chữa cháy xách tay).
5.Trước, trong và sau khi lắp đặt các thiết bị điện, thiết bị nội thất cho công trình, thì các bao bì, vỏ hộp dễ bén lửa phải được dọn sạch đề phòng nguy cơ chập điện gây cháy từ các vật liệu này.
6.Phải có biện pháp thông gió đề phòng nguy cơ cháy nổ khi tiến hành sử dụng các loại sơn, dung môi để sơn cửa hoặc sơn các thiết bị nội thất trong các phòng, khu vực kín gió.
Sau khi thi công xây dựng xong công trình, để đưa công trình vào sử dụng chủ đầu tư/người đứng đầu/chủ sở hữu hợp pháp của công trình cần nộp hồ sơ mời cơ quan chức năng có thẩm quyền nghiệm thu về PCCC. Danh mục hồ sơ nghiệm thu cần đầy đủ theo điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy”. (Danh mục này chúng tôi sẽ đề cập ở bài viết riêng)
Theo điều 16 Luật số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc Hội “Luật phòng cháy và chữa cháy” quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình; mục 1 điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ “Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy” quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới.
Nếu như không có các phương án về PCCC đối với công trình xây dựng thì đại diện chủ đầu tư/người đứng đầu/chủ sở hữu hợp pháp của công trình sẽ phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật quy định tại mục 1 điều 63 Luật số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc Hội “Luật phòng cháy và chữa cháy” quy định về xử lý vi phạm quy định về PCCC.
Vậy tại sao phải lên phương án về PCCC cho công trình xây dựng?
1.Quy định của Pháp luật bắt buộc công trình xây dựng phải có phương án về PCCC đảm bảo trong quá trình đầu tư xây dựng.
2.Đảm bảo an toàn về người và tài sản cho mình đồng thời cho mọi người xung quanh.
3.Giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản mức thấp nhất.

Views: 26

Comment

You need to be a member of On Feet Nation to add comments!

Join On Feet Nation

© 2024   Created by PH the vintage.   Powered by

Badges  |  Report an Issue  |  Terms of Service